Ý kiến của Cục Trồng trọt về bài báo “Cơ cấu giống lúa quá bảo thủ”

Cục Trồng trọt thấy cần phải cung cấp cho báo và bạn đọc những thông tin chính xác hơn và thảo luận làm rõ một số vấn đề báo nêu...

         Cục Trồng trọt hoan nghênh, tiếp thu những góp ý đúng đắn, xây dựng để tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh các văn bản pháp luật liên quan và đề xuất cơ chế chính sách phù hợp nhằm làm cho giống mới đến với nông dân ngày càng nhiều hơn, nhanh hơn, hiệu quả sản xuất cao hơn.

         Tuy nhiên, Cục Trồng trọt thấy cần phải cung cấp cho báo và bạn đọc những thông tin chính xác hơn và thảo luận làm rõ một số vấn đề báo nêu.

       1. Về số lượng giống lúa công nhận chính thức

       Thống kê 5 năm 2007-2011 cả nước có 43 giống lúa lai và 51 giống lúa thuần được công nhận chính thức. Trong đó giống công nhận cho các tỉnh phía Bắc gồm 39 giống lúa lai và 25 giống lúa thuần, còn lại là công nhận cho các tỉnh phía Nam.

       Như vậy ở phía Bắc, bình quân mỗi năm chỉ có 5 giống lúa thuần mới được công nhận. Nếu như năm 2003-2004 diện tích lúa gieo cấy bằng giống lúa do các đơn vị trong nước chọn tạo chỉ là 12,5%, thì năm 2009 theo thống kê của Cục Trồng trọt tỷ lệ này đã tăng lên 21,5% và đến nay khoảng 35-40%.

      Về lúa lai nhìn con số giống được công nhận là nhiều so với diện tích gieo cấy lúa lai 650 nghìn ha. Tuy nhiên, giống lúa lai có những đặc thù riêng. Trong số 39 giống công nhận cho phía Bắc có 19 giống các đơn vị trong nước có hạt bố mẹ, còn lại 20 giống của các công ty nước ngoài. Trong số 19 giống chúng ta có dòng bố mẹ thì tổng diện tích hạt lai năm 2011 cao nhất mới chỉ đạt gần 1.450 ha, sản lượng 3.000 tấn, mới đáp ứng dưới 25% nhu cầu.

       Thực tế, hàng chục giống lúa lai được công nhận nhưng không có mặt trong sản xuất do không có đủ hạt giống nhập nội hoặc sản xuất trong nước bấp bênh, giá thành quá cao, không cạnh tranh được với giống khác.

       Hiện có trên 30 công ty nước ngoài đang có hoạt động khảo nghiệm, sản xuất, kinh doanh giống lúa lai tại nước ta, trong đó chủ yếu là các công ty Trung Quốc, đã tạo nên sự sôi động trên thị trường giống lúa lai, trong khi tổng diện tích lúa lai cả nước chỉ khoảng 650 nghìn ha, chiếm 9% diện tích lúa. Cần nhìn nhận đây là điều tích cực có lợi cho sản xuất, thông qua đó nhiều giống mới, giống tốt được khảo nghiệm, công nhận đưa vào sản xuất.

        2. Về quy định sản xuất thử

       Sản xuất thử thực chất là bước khảo nghiệm giống trong điều kiện sản xuất đại trà, trước đây ta gọi là khu vực hóa giống, nhằm khẳng định ưu điểm, hạn chế của giống; đồng thời để nông dân tiếp cận với giống mới, một bước không thể thiếu trong quá trình đưa giống mới vào sản xuất.

       Thủ tục công nhận giống sản xuất thử được quy định trong Pháp lệnh giống 2004 và cụ thể hóa trong Quyết định 95/2007/QĐ-BNN. Trong 5 năm qua ngoài số giống được công nhận chính thức nêu trên có khoảng 115 giống lúa được công nhận sản xuất thử, trong đó đến nay 26 giống đã bị loại bỏ vì quá 3 năm sản xuất thử nhưng chưa được công nhận.

       Theo quy định sản xuất thử trên quy mô diện tích nhất định, dưới sự theo dõi đánh giá của Sở NN- PTNT. Tuy nhiên, nhiều đơn vị sản xuất thử vượt quá quy mô, không báo cáo địa phương, thậm chí quảng cáo rùm beng vi phạm quy định, làm rối thêm thị trường giống.

       Nhằm tiếp tục đổi mới, đơn giản hóa thủ tục hành chính, Cục Trồng trọt đã trình Bộ dự thảo Thông tư sửa đổi Quyết định 95/2007/QĐ-BNN từ cuối năm 2010, tuy nhiên theo Nghị quyết 57/NQ-CP thì Thông tư sẽ ban hành sau khi Pháp lệnh Giống cây trồng 2004 sửa đổi bỏ thủ tục công nhận sản xuất thử.

       Trong dự thảo Cục Trồng trọt đã đề xuất các biện pháp thay thế thủ tục công nhận sản xuất thử như tác giả giống có thể tiến hành khảo nghiệm sản xuất đồng thời với khảo nghiệm quốc gia (khảo nghiệm cơ bản), tăng cường vai trò của các Sở trong việc đánh giá, đề nghị công nhận giống hoặc coi trọng kết quả khảo nghiệm sản xuất, thậm chí là căn cứ quyết định khi có sự khác biệt với kết quả khảo nghiệm cơ bản…

       3. Về cơ cấu giống do Sở NN- PTNT khuyến cáo

       Theo Pháp lệnh Giống cây trồng 2004, giống trong Danh mục giống được phép sản xuất, kinh doanh thì mọi tổ chức, cá nhân có quyền sản xuất, kinh doanh. Danh mục giống do Bộ ban hành là văn bản pháp luật. Giống được vào Danh mục phải qua khảo nghiệm, sản xuất thử, được công nhận có sự khác biệt với các giống khác ít nhất 1 tính trạng đặc trưng, đồng nhất, ổn định và phải hơn giống đối chứng ít nhất một trong số các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng, đặc tính nông học, khả năng chống chịu sâu bệnh, ngoại cảnh bất lợi…

      Tuy nhiên, giống cây trồng là cơ thể sống, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường. Giống được công nhận có trong Danh mục thì nguy cơ rủi ro cho sản xuất là rất thấp hoặc được cảnh báo trước. Tuy nhiên trên từng địa bàn, chân đất, tiểu vùng sinh thái, mức đầu tư thâm canh… khác nhau thì vẫn có sự khác nhau giữa các giống, mặc dù chúng đều là giống được công nhận.

      Vì vậy, từ lâu nay trước mỗi vụ sản xuất trên cơ sở thực tế đa số các Sở đều ban hành cơ cấu giống lúa để định hướng sản xuất, trong đó có các giống chủ lực và những giống bổ sung cho trà, loại đất, cơ cấu gieo trồng…

      Trước hết cần khẳng định cơ cấu giống khuyến cáo là cần thiết giúp nông dân và chính quyền cơ sở định hướng chỉ đạo sản xuất. Nhất là đối với nước ta nông dân còn nhỏ lẻ, nhiều nơi chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về giống, lại trong bối cảnh thị trường giống lúa đang cạnh tranh giữa hàng trăm công ty lớn nhỏ. Nhìn chung cơ cấu giống các tỉnh, thành phố xây dựng được thảo luận công khai, thể hiện trách nhiệm với nhân dân địa phương, tình trạng như báo nêu chỉ là cá biệt.

       Tuy nhiên, cần hiểu rõ đây không phải là văn bản pháp luật, không có tính chất bắt buộc như Danh mục giống (trừ trường hợp có hỗ trợ từ ngân sách thì cơ quan nhà nước có quyền chỉ định giống được hỗ trợ). Nông dân có thể lựa chọn giống khác để sản xuất và doanh nghiệp có quyền bán giống khác nếu có người mua, tất nhiên giống có trong Danh mục và phải thực hiện đầy đủ các quy định khác của pháp luật.

       Như vậy, trước mắt cũng như lâu dài nông dân là người quyết định việc sử dụng giống. Vì vậy, trước và cả sau khi giống được công nhận, doanh nghiệp cần chủ động trình diễn, làm mô hình cho nông dân mắt thấy, tai nghe; Sở có trách nhiệm giúp đỡ, theo dõi để công khai minh bạch thông tin về giống mới. Việc này cũng được quy định trong dự thảo Thông tư mới.

       4. Sẽ đổi mới quản lý giống cây trồng

        Như trên đã nêu dự thảo Thông tư thay thế Quyết định 95/2007/QĐ-BNN về khảo nghiệm và công nhận giống đã được Cục Trồng trọt chuẩn bị từ năm 2010, với những đổi mới quan trọng nhằm bỏ thủ tục sản xuất thử, rút ngắn thời gian từ khảo nghiệm đến công nhận giống lúa có thể xuống 3- 4 vụ.

       Cục Trồng trọt cũng đã chủ động đề xuất sửa đổi Pháp lệnh Giống cây trồng từ năm 2008. Năm 2010 Bộ đã đề nghị Chính phủ xây dựng Luật Nông nghiệp, trong đó bao gồm lĩnh vực giống cây trồng, tuy nhiên đến nay dự án Luật này vẫn chưa được Quốc hội đưa vào kế hoạch xây dựng Luật, Pháp lệnh.

       Trong bối cảnh như vậy việc BáoNNVN như một diễn đàn để chia sẻ các kiến nghị, đề xuất cũng là cách tốt để đi đến sự thống nhất.  Ví dụ, nước Mỹ và nhiều nước khác không công nhận, không có danh mục giống, từ khảo nghiệm đến đưa giống vào sản xuất đều do doanh nghiệp và nông dân thỏa thuận quyết định. Bởi nông dân họ sản xuất lớn, am hiểu kỹ thuật và pháp luật, trong khi nông dân nước ta đa phần còn nhỏ lẻ, vốn đầu tư thấp, dễ bị tổn thương. Số lượng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống của họ rất ít, tiềm lực to lớn, trách nhiệm xã hội và tuân thủ luật pháp cao; trong khi nước ta chỉ riêng ở phía Bắc năm 2011 có tới 65 đơn vị gửi gần 200 giống lúa mới để khảo nghiệm; sự chênh lệch quá lớn giữa các doanh nghiệp nước ta về năng lực (do Luật Doanh nghiệp quá thông thoáng) và trách nhiệm cộng đồng.

     Vì vậy, Pháp lệnh giống 2004 chọn phương thức quản lý giống theo danh mục (các nước châu Âu mặc dù phát triển cao nhưng vẫn quản lý giống theo cách này và rất chặt chẽ). Khi quản lý theo danh mục giống, thì luôn xuất hiện mâu thuẫn giữa yêu cầu rút ngắn thời gian khảo nghiệm với yêu cầu phải đánh giá đúng, chính xác, không gây rủi ro cho sản xuất. Trong trường hợp này, cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn là giao quyền cho doanh nghiệp và nông dân chủ động quyết định như mô hình của Mỹ.

 

 

TS. PHẠM ĐỒNG QUẢNG, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt

Thư viện ảnh
HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Viet Nong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Hai duong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Vinh Hoa HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Hung Yen HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trung Nong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Ben Tre HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Bac Ninh Nam Thai Son HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Quang ninh 13 HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trung uong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Kien giang Bac Giang Cong ty TNHH VTNN Hong Quang HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Dong Nai HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Dong nam Bac Lieu BVTV SG HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Phu Tho Ha Nam HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Nghe an VT HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trang nong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Son La Luong nong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Cuong Tan Hue Trung tam giong Nông nghiep Ca Mau
» ĐỘI VĂN NGHỆ THAIBINHSEED BIỂU DIỄN
» Đội văn nghệ THAIBINHSEED biểu diễn tại Đại hội 4 HH
» Thực Phẩm Biến Đổi Gen Và Những Tranh Cãi Không Hồi Kết?
» THU HOẠCH LÚA
» THU HOẠCH KHOAI LANG Ở GIA LAI
» Tranh cãi trên toàn cầu về cây trồng biến đổi gen
» Cây trồng biến đổi gen: Thế giới của Moánto
» Cây trồng biến đổi gen: Lợi và hại
» Giới thiệu Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai
» Giới thiệu Công ty CP giống cây trồng Nha Hố
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P1
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P2
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P3
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội TM giống cây trồng Miền núi Phía Bắc 1
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Bài hát Mùa xuân trên TP HCM. Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Dòng máu Lạc Hồng, Công ty CP nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam
» Giao lưu văn nghê Chi hôị GCT Miên núi phía Băc. Doàn BăcNinh: Quan họ
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội Miền núi phía Bắc
» Kỹ thuật trồng lúa của Thai Lan
» Sản xuất giống lúa thuần vùng Duyên hải Nam Trung bộ
» Sản xuất gióng lúa
Văn bản Hỏi đáp
Tiện ích
Liên kết website
Thống kê
  • Trực tuyến: 41
  • Lượt xem theo ngày: 721
  • Lượt truy cập: 022021
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIỐNG CÂY TRỒNG GIA LAI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIỐNG CÂY TRỒNG GIA LAI TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN KON TUM TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP TRÀ VINH CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ GIANG. ĐC Số 413, Đường Trần Phú, TP Hà Giang. ĐT 219-3868719.  Giám đốc: Ông Hoàng Minh Lợi  TRUNG TAM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI ĐĂK LĂK TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG BÌNH ĐỊNH TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI QUẢNG NGÃI TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP TRÀ VINH TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN KON TUM TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI QUẢNG NGÃI TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG BÌNH ĐỊNH TRUNG TAM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI ĐĂK LĂK CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ GIANG. ĐC Số 413, Đường Trần Phú, TP Hà Giang. ĐT 219-3868719.  Giám đốc: Ông Hoàng Minh Lợi  CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP SƠN LA. ĐC Tiểu khu 3 , Thị trấn Hát Lót, Huyện Mai Sơn, T.Sơn La. ĐT  0223.843053.Giám đốc: Ô. Nguyễn Hữu Lâm TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO BẾN TRE. Hương lộ 173,  Ấp Phước Thạnh, Xã Tam Phước H. Châu Thành, Bến Tre. ĐT 075 3 860 345. GĐ Bà Trần Thanh Tâm CÔNG TY CP VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC GIANG. ĐC:Số 1, Lý Thái Tổ, TP. Bắc Giang. ĐT(0240)3854389. TGĐ: Ô.Nguyễn Khang. PTGĐ: Ô.Đặng Văn Trung   CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG QUẢNG NINH CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG CAO BẰNG TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP CÀ MAU. Địa chỉ: Ấp Năm Đảm, Xã Lương Thế Trân, Huyện Cái Nước, Cà Mau. ĐT: 0780. 3 888 588. Giám đốc: Ông Phạm Văn Mịch
DANH SÁCH HỘI VIÊN CHÍNH THỨC ĐẾN NGÀY 10/9/2013  CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG ĐÔNG NAM CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG LẠNG SƠN CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN NAM     CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM TẬP ĐOÀN GIỐNG CÂY TRỒNG VIỆT NAM CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH CÔNG TY CP XNK NAM THÁI SƠN      CÔNG TY TNHH VIỆT NÔNG    CÔNG TY TNHH-SX-TM LƯƠNG NÔNG Công ty CP Giống- Vật tư nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam Công ty Giống cây trồng Nông Hữu Công ty Giống cây trồng nông lâm nghiệp Đại Thịnh Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Bàn Công ty TNHH CƯỜNG TÂN Công ty TNHH Giống cây trồng Miền Trung CTY TNHH EAST-WEST SEED (HAI MŨI TÊN ĐỎ) SYNGENTA VIETNAM Co Ltd TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIÊP HẬU GIANG Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Lào Cai TẬP ĐOÀN GIỐNG CÂY TRỒNG VIỆT NAM CÔNG TY CP XNK NAM THÁI SƠN       CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG ĐÔNG NAM CÔNG TY TNHH VIỆT NÔNG    TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP KIÊN GIANG CTY TNHH EAST-WEST SEED (HAI MŨI TÊN ĐỎ) CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRANG NÔNG SYNGENTA VIETNAM Co Ltd Công ty TNHH CƯỜNG TÂN CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN NAM     CÔNG TY TNHH-SX-TM LƯƠNG NÔNG Công ty TNHH Giống cây trồng Miền Trung Công ty Giống cây trồng Nông Hữu Công ty CP Giống- Vật tư nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG LẠNG SƠN Công ty Giống cây trồng nông lâm nghiệp Đại Thịnh CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Bàn CÔNG TY TNHH GIỐNG CÂY TRỒNG TRUNG NÔNG    TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP ĐỒNG THÁP Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Lào Cai CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY GIỐNG CÂY TRỒNG THÁI BÌNH