PHẦN VIII ĐÁNH GIÁ CHUNG 75 NĂM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT, NHÌN LẠI NHỮNG SỰ VIỆC ĐÁNG NHỚ


       PHẦN VIII

ĐÁNH GIÁ CHUNG 75 NĂM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT, NHÌN LẠI NHỮNG SỰ VIỆC ĐÁNG NHỚ

         

Nông nghiệp Việt Nam 75 năm (1945-2020) trưởng thành và phát triển cùng với lịch sử vàng son của đất nước: Giành độc lập tự do (1945), chiến thắng 3 cuộc chiến tranh xâm lược 1954, 1975, 1979 và hiện nay đang xây dựng Xã hội Xã hội Chủ nghĩa đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Trong lịch sử phát triển chung của ngành nông nghiệp (1945-2020) được đề cập là những sự việc đáng nhớ trong sản xuất trồng trọt.

I. Thời kỳ 1945-1954: Thời kỳ đẩy mạnh sản xuất, xây dựng và phát triển kinh tế kháng chiến.

Thời kỳ 1945-1954 là thời kỳ đầu tiên xây dựng chế độ kinh tế mới ở Việt Nam và là giai đoạn khó khăn nhất, gian khổ nhất vì vừa phải kháng chiến chống giặc, vừa phát triển kinh tế trong điều kiện nghèo nàn, thiếu thốn. Đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này là nền kinh tế nông thôn, quy mô kinh tế rất thấp, tiềm lực yếu kém. GDP bình quân đầu người năm 1945 chỉ đạt 60 đồng, tương đương 35 USD.

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, vừa mới giành được độc lập, tự do cả nước lại phải đương đầu với cuộc xâm lược của thực dân Pháp qua 9 năm trường kỳ kháng chiến gian khổ và anh dũng để giành thắng lợi đem lại hòa bình. Nhưng theo Hiệp đinh hòa bình Giơnevơ, nước ta tạm chia cắt làm 2 miền sau hai năm sẽ tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Sau cách mạng, nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn, chịu hậu quả nặng nề của chính sách bần cùng hóa trong 80 năm đô hộ của thực dân Pháp và áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến.

Năng suất lúa từ 1930-1944 bình quân chỉ đạt 12 tạ/ha. Ở nông thôn chiếm 97%  lao động cả nước nhưng chỉ có 36% diện tích trồng trọt, 59,2% số hộ phải làm thuê cấy mướn . Năm 1945 nạn đói đã làm chết hơn 2 triệu người.

Cả nước thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm đã hướng dẫn nông dân khai hoang vỡ đất với tinh thần “Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Phát huy lối canh tác và giống cây trồng cổ truyền, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, có hũ gạo kháng chiến, hũ gạo nuôi quân, cố gắng để có đủ lương thực nuôi quân đánh thắng giặc giành thắng lợi trong 9 năm kháng chiến.

II. Thời kỳ 1955-1975: Thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, thực hiện các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất.

1. Ở miền Nam

Sản xuất cá thể, nông dân bị tách khỏi ruộng đất do chính sách dồn dân lập ấp chiến lược của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Nói chung sản xuất nông nghiệp bị ngừng trệ bởi chiến tranh.

Đến năm 1970, Chương trình sản xuất giống lúa của Sở Túc mễ chỉ thỏa mãn 1/4 nhu cầu của nông dân. Về phân bón hóa học hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu. Về thủy lợi rất yếu. Đến năm 1970 mới có 332.000 ha/2.840.000 ha được trang bị điều thủy.

2. Ở Miền Bắc

Trong thời kỳ này, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành công nghiệp và nông nghiệp. Năm 1975, GDP bình quân đầu người đạt 232 đồng, tương đương 80 USD.

Trong 20 năm này đã có 11 năm vừa sản xuất vừa chống chiến tranh phá hoại, sản xuất vẫn được giữ vững và phát triển. Sản lượng lương thực tăng từ 3,7 triệu tấn năm 1955 lên 5,49 triệu tấn năm 1975. Đàn lợn tăng từ 2,45 triệu con lên 6,75 triệu con.

Những sự việc đáng nhớ có tác động mạnh mẽ đến sản xuất trồng trọt thời kỳ 1955-1975 là:

a. Công cuộc khai hoang phục hóa được đẩy mạnh

Sau chiến tranh ở miền Bắc có 1.430.000 ha đất bỏ hoang hóa, ở miền Nam đất bị bỏ hoang hóa là 1,3 triệu ha. Nhà nước có chính sách miễn thuế 5 năm đối với đất khai hoang phục hóa. Cả nước huy động hàng chục triệu lao động và thanh niên tiến quân vào mặt trận này. Riêng ở trong Nam sau 1975 đã  khai hoang được 700.000 ha, phục hóa 500.000ha.

b. Cải cách ruộng đất: Cải cách ruộng đất tiến hành từ năm 1953 đến năm 1956 là một cuộc cách mạng long trời lở đất ở nông thôn đem lại ruộng đất cho người cày, giải phóng quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất tạo ra luồng sinh khí mới trong sản xuất nông nghiệp

c. Về kế hoach phục hồi kinh tế 3 năm (1955-1957)

Về mặt nông nghiệp đã giành được những kết quả quan trọng. Diện tích gieo trổng tăng 23,5%, năng suất lúa tăng 30,7%, sản lượng lương thực quy thóc tăng 57%. Bình quân lương thực trên đầu người tăng 43,6%. Diện tích lạc tăng gấp 3,5 lần, diện tích đay tăng 1,5 lần. Đàn trâu tăng 63,2%, Đàn bò tăng 39%, đàn lợn tăng 20%  so với trước chiến tranh.

d. Công cuộc xây dựng hợp tác xã nông nghiệp

Khởi nguồn công cuộc này từ 11/4/1946, Hồ Chủ tịch đã viết thư kêu gọi các điền chủ, nông gia hãy tham gia hợp tác xã nông nghiệp. Trải qua kháng chiến 9 năm và những năm đầu hòa bình lập lại. Đến năm 1986 ở Miền Bắc có 18.000 HTX, chiếm 96,5 % số hộ ở nông thôn. Cuối năm 1980, phong trào hợp tác hóa ở miền Nam đã xây dựng được 1.518 HTX, 9.350 tập đoàn sản xuất, thu hút 75,6% số hộ làm ăn tập thể.

e. Đại thủy nông Bắc Hưng Hải

Đại thủy nông Bắc Hưng Hải là một công trình vĩ đại mãi mãi đi vào lịch sử của ngành thủy lợi nước ta. Với hệ thống cống, đập, kênh dẫn, trạm bơm phục vụ tưới tiêu chủ động cho 240 ngàn ha vùng tứ giác của 3 tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương.

g. Xây hồ Kẻ Gỗ

Tiếp năm cuối của thời kỳ này, năm 1976, nhân dân Nghệ Tĩnh bằng tinh thần “mo cơm quả cà với tấm lòng cộng sản” đã huy động hàng vạn lao động mà bữa cơm chủ yếu là khoai sắn đã hăng say làm việc xây hồ nhân tạo Kẻ Gỗ ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) trên lưu vực sông Rào Cái rộng 30km2, dung tích 345 triệu m3 , độ sâu 11m, chiều dài kênh chính 250 km, đảm bảo nước tưới cho 22.000 ha ở các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Thành phố Hà Tĩnh.

Năm 1974 trước một năm thống nhất đất nước, miền Bắc đã đạt 5 tấn thóc/ha, hàng chục huyện đạt 6-7 tấn/ha, hàng trăm hợp tác xã đạt 7-10 tấn thóc/ha. Sản lượng lương thực đã đạt 13,493 triệu tấn thóc, bình quân lương thực đầu người đạt 274,4 kg/người. Có thể nói đó là một kỳ tích của nông dân khi “chắc tay súng, vững tay cày” góp phần và chia lửa với miền Nam thân yêu đến ngày đoàn tụ năm 1975 lịch sử.

III. Thời kỳ 1976-1990: Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp lại bị Mỹ bao vây cấm vận và chống hai cuộc chiến tranh.

Thời kỳ 1976-1990 kéo dài 15 năm thì có 10 năm từ 1976-1985 tình hình kinh tế và đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Hậu quả chiến tranh chưa kịp khắc phục thì lại phải chống chiến tranh xâm lược của bọn Khơ me đỏ ở biên giới Tây nam và cuộc chiến tranh xâm lược của quân Trung Quốc ở biên giới phía Bắc (1979). Năm 1984 gió xoáy ở miền Trung, lụt lội ở miền Bắc làm mất mùa, tổn thất vụ mùa 60-70 vạn tấn thóc, vụ Đông xuân mất 17 vạn tấn thóc, lương thực thiếu hụt trầm trọng. Nhân dân phải độn thêm khoai sắn, bo bo trong bữa ăn hàng ngày. Đồng tiền bị mất giá đến mức cao, tốc độ tăng giá tới 774,4%, có thể nói:

- Kinh tế tăng chậm;

- Không có tích lũy, làm không đủ ăn;

- Siêu lạm phát, đỉnh điểm là năm 1986;

- Đời sống nhân dân hết sức khó khăn.

Ngay từ Đại hội V, Đảng đã nhấn mạnh phải đổi mới tư duy kinh tế. Nguyên lý đó được phát triển và hoàn thiện qua Đại hội VI với chinh sách kinh tế mới tạo ra bước đột phá trong nông nghiệp. Từ độc tôn thị trường xã hội chủ nghĩa nay công nhận thị trường tự do theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ chỉ xác lập 2 thành phần kinh tế: Quốc doanh và Tập thể nay công nhận có nhiều thành phần kinh tế.

Riêng về nông nghiệp đã giành được thắng lợi lớn trên mặt trận sản xuất lương thực. Sản lượng lương thực năm 1975 là 13,493 triệu tấn, bình quân đầu người đạt 274,7 kg/người đến 1990 đã đạt 21,480 triệu tấn, bình quân đầu người đạt 329,6 kg/người. Do đó đã đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực hàng năm phải nhập thêm lương thực khoảng 0,8 đến 1 triệu tấn trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới.

IV. Thời kỳ 1991-2005: Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế trong đó có đổi mới về trồng trọt.

Cuối thời kỳ này (1991-2005) tạm thời dừng lại ở mốc thời gian 60 năm phát triển nông nghiệp ở nước ta nói chung và sản xuất trồng trọt nói riêng để nhìn lại những sự việc đáng nhớ.

1 Sản xuất trồng trọt chuyển hướng sản xuất tương thích với đổi mới tư duy kinh tế từ sau Đại hội VI của Đảng, chuyển từ nền kinh tế kế hoach hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước (hay nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa). Vì vậy, sản xuất trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu với các sản phẩm chủ yếu là gạo, chè, cà phê, hoa quả, cao su, điều …

2. Việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt được tiến hành bài bản và cân đối hơn. Nghiên cứu cơ bản được kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao cho sản xuất.

Việc thành lập Hệ thống khuyến nông từ Trung ương tới cơ sở là thực hiện giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của lộ trình R - RD - D . Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được chuyển giao cho nông dân để áp dụng và khuyến nông được nông dân coi là người bạn đồng hành của họ.

3. Thời kỳ 1991-2005 là thời kỳ mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng cánh đồng lớn, thực hiện dồn điền đổi thửa, khuyến khích tích tụ ruộng đất với nhiều hình thức thích hợp với từng địa phương trên cơ sở phải trực canh không phương hại đến lợi ích của nông dân.

4. Với phương châm đi tắt đón đầu trong thời kỳ 1991-2005 có một số cây trồng và biện pháp kỹ thuật kèm theo được nhập nội đưa thẳng vào sản xuất đại trà ở nước ta như: Lúa lai 2 dòng và 3 dòng, các loại cây lấy măng, cây Mắc ca, giống cao su chịu lạnh, các giống mía ROC14, ROC15, ROC22…

Đi tắt đón đầu tiến bộ kỹ thuật nhất là trong lĩnh vực giống mới cũng là một trong các cách tiếp cận với thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới trong điều kiện có thể áp dụng vào đồng ruộng ở nước ta tránh được đường mòn khoa học đã được khai phá không bị lặp lại.

5.Thời kỳ 1991-2005 nông nghiệp kỹ thuật cao bắt đầu được áp dụng trong sản xuất hàng hóa với quy mô lớn ở nước ta mà điểm khởi đầu thực hiện ở Đà Lạt Hasfarm (thành lập 7/6/1994). Ngày nay diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được mở rộng ở nhiểu tỉnh và các thành phố lờn nhất là trong lĩnh vực trồng rau, hoa quả.

Mặt khác xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ cũng đang được chỉ đạo thực hiện rộng khắp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, có sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

6. Đánh giá cuối cùng được thể hiện ở kết quả giá trị trồng trọt trong thời kỳ 1991-2005 (theo giá cố định 1994) theo đơn vị tỷ đồng:

 

Năm

Ngành

 trông trọt

Cây

lương thực

Cây

ăn quả

Rau

Cây

công nghiệp

1990

4.904,0

33.289,6

5.028,5

3.477,0

6.692,3

1995

66.183,4

41.110,4

5.527,6

4.983,6

12.149,4

2000

90.858,2

58.163,1

6.105,9

6.332,4

21.782,0

2005

107.897,6

53.852,5

7.942,7

8.928,2

25.585,7

2010

129.779,2

72.250,0

10.167,1

11.921,5

33.728,3

                                                                  (Nguôn Tổng cục Thống kê)

 

V. Thời kỳ 2006 - 2020: Thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, nền nông nghiệp đã bắt đầu theo cơ chế thị trường, khoa học kỹ thuật phát triển và đuổi kịp nhiều nước trong khu vực và thế giới. 

Khái quát lại, sau 75 năm kể từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, tuy vẫn còn tồn tại những hạn chế, nhưng nước ta đã đạt được những dấu ấn to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử trên các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, làm thay đổi căn bản bộ mặt của đất nước.

Trong 75 năm đó, ngành nông nghiệp của nước ta vượt qua muôn vàn khó khăn, trải qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, 21 năm chống Mỹ cứu nước, tiếp ngay sau đó là cuộc chiến tranh xâm lược của bọn Khơ me đỏ ở biên giới Tây nam và bọn bành trướng Trung Quốc ở biên giới phía Bắc. Thế nhưng nông nghiệp nước ta vẫn có bước phát triển thần kỳ đưa nước ta từ một nền nông nghiệp lạc hậu nghèo nàn, chết đói hơn 2 triệu người năm 1945, thiếu lương thực triền miên cho đến 1986, hàng năm phải nhập khẩu từ 80 vạn đến hơn một triệu tấn lương thực, trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thể giới.

Ngành trồng trọt trong 75 năm qua được thừa hưởng những chính sách kích, cầu đối với sản xuất nông nghiệp, chính sách đổi mới quản lý, đổi mới tư duy kinh tế đã mở rộng con đường để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, trước hết là về sản xuất lương thực được giải quyết vững chắc, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Đó là nền tảng quan trọng để nền nông nghiệp nước ta nói chung và ngành trồng trọt nói riêng tiếp tục hoàn thiện và phát triển trong những giai đoạn tiếp theo./.

 

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC:

 

            Năm

Lương thực

(1000 tấn)

Thóc

(1000 tấn)

Bình quân

(kg/ngưởi)

Miền bắc    1939

       2.713,0

        2.472,0

277,0

                   1955

       3.708.0

        3.303,4

277,9

                   1960

       4.698.0

        4.177,2

292,0

                   1965

       5.514,9

        4.424,5

304,0

                   1970

       5.178,9

        4.457.6

257,0

                   1974

       6.276,4

        5.486,6

276,0

Cả nước      1975

11.464,2

10.293,6

240,6

                   1980

14.406.4

11.648,4

268,2

                   1985

18.200,0

15.847,8

304,0

                   1990

21.488,6

19.225,1

324,6

                   1995

27.736,6

24.336,6

370,0

                   2000

34.535,3

32.589,4

444,0

                   2005

39.380,0

35.730,0

392,8

                   2010

44.600.0

40.000,0

 

                   2015

50.500,0

45.200,0

 

 

Xuất khẩu gạo trong 30 năm

 

Năm

Sản lượng

(tr.Tấn)

Trị giá

(tr.USD)

Năm

Sản lượng

(tr.Tấn)

Trị giá

(tr.USD)

1989

1,37

       310

2013

6,68

2.893

1990

1,48

       275

2014

6,32

2.789

1995

2,02

       518

2015

6,57

2.679

2000

3,39

       615

2016

4,89

2.128

2005

5,21

1.279

2017

5,17

2.539

2010

6,75

2.911

2018

6,25

3.200

2011

7,13

3.519

2019

6,37

2.810

2012

7,12

3.449

2020

6,25

3.120

                                        (Nguồn Hiệp hội Lương thực Việt Nam)

 

 

 

Thư viện ảnh
HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Ha Nam HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trung Nong Nam Thai Son Quang ninh 13 HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Luong nong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV BVTV SG HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Dong nam Dong Nai Viet Nong Phu Tho HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trung tam giong Nông nghiep Ca Mau HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Nghe an VT HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Bac Giang HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trang nong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Bac Lieu HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Kien giang HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Bac Ninh HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Cuong Tan HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Ben Tre HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trung uong Vinh Hoa Son La Cong ty TNHH VTNN Hong Quang HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Hai duong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Hung Yen Hue HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV
» ĐỘI VĂN NGHỆ THAIBINHSEED BIỂU DIỄN
» Đội văn nghệ THAIBINHSEED biểu diễn tại Đại hội 4 HH
» Thực Phẩm Biến Đổi Gen Và Những Tranh Cãi Không Hồi Kết?
» THU HOẠCH LÚA
» THU HOẠCH KHOAI LANG Ở GIA LAI
» Tranh cãi trên toàn cầu về cây trồng biến đổi gen
» Cây trồng biến đổi gen: Thế giới của Moánto
» Cây trồng biến đổi gen: Lợi và hại
» Giới thiệu Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai
» Giới thiệu Công ty CP giống cây trồng Nha Hố
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P1
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P2
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P3
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội TM giống cây trồng Miền núi Phía Bắc 1
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Bài hát Mùa xuân trên TP HCM. Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Dòng máu Lạc Hồng, Công ty CP nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam
» Giao lưu văn nghê Chi hôị GCT Miên núi phía Băc. Doàn BăcNinh: Quan họ
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội Miền núi phía Bắc
» Kỹ thuật trồng lúa của Thai Lan
» Sản xuất giống lúa thuần vùng Duyên hải Nam Trung bộ
» Sản xuất gióng lúa
Văn bản Hỏi đáp
Tiện ích
Liên kết website
Thống kê
  • Trực tuyến: 37
  • Lượt xem theo ngày: 1882
  • Lượt truy cập: 018388
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIỐNG CÂY TRỒNG GIA LAI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIỐNG CÂY TRỒNG GIA LAI TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN KON TUM TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP TRÀ VINH CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ GIANG. ĐC Số 413, Đường Trần Phú, TP Hà Giang. ĐT 219-3868719.  Giám đốc: Ông Hoàng Minh Lợi  TRUNG TAM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI ĐĂK LĂK TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG BÌNH ĐỊNH TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI QUẢNG NGÃI TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP TRÀ VINH TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN KON TUM TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI QUẢNG NGÃI TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG BÌNH ĐỊNH TRUNG TAM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI ĐĂK LĂK CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ GIANG. ĐC Số 413, Đường Trần Phú, TP Hà Giang. ĐT 219-3868719.  Giám đốc: Ông Hoàng Minh Lợi  CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP SƠN LA. ĐC Tiểu khu 3 , Thị trấn Hát Lót, Huyện Mai Sơn, T.Sơn La. ĐT  0223.843053.Giám đốc: Ô. Nguyễn Hữu Lâm TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO BẾN TRE. Hương lộ 173,  Ấp Phước Thạnh, Xã Tam Phước H. Châu Thành, Bến Tre. ĐT 075 3 860 345. GĐ Bà Trần Thanh Tâm CÔNG TY CP VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC GIANG. ĐC:Số 1, Lý Thái Tổ, TP. Bắc Giang. ĐT(0240)3854389. TGĐ: Ô.Nguyễn Khang. PTGĐ: Ô.Đặng Văn Trung   CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG QUẢNG NINH CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG CAO BẰNG TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP CÀ MAU. Địa chỉ: Ấp Năm Đảm, Xã Lương Thế Trân, Huyện Cái Nước, Cà Mau. ĐT: 0780. 3 888 588. Giám đốc: Ông Phạm Văn Mịch
DANH SÁCH HỘI VIÊN CHÍNH THỨC ĐẾN NGÀY 10/9/2013  CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG ĐÔNG NAM CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG LẠNG SƠN CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN NAM     CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM TẬP ĐOÀN GIỐNG CÂY TRỒNG VIỆT NAM CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH CÔNG TY CP XNK NAM THÁI SƠN      CÔNG TY TNHH VIỆT NÔNG    CÔNG TY TNHH-SX-TM LƯƠNG NÔNG Công ty CP Giống- Vật tư nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam Công ty Giống cây trồng Nông Hữu Công ty Giống cây trồng nông lâm nghiệp Đại Thịnh Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Bàn Công ty TNHH CƯỜNG TÂN Công ty TNHH Giống cây trồng Miền Trung CTY TNHH EAST-WEST SEED (HAI MŨI TÊN ĐỎ) SYNGENTA VIETNAM Co Ltd TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIÊP HẬU GIANG Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Lào Cai TẬP ĐOÀN GIỐNG CÂY TRỒNG VIỆT NAM CÔNG TY CP XNK NAM THÁI SƠN       CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG ĐÔNG NAM CÔNG TY TNHH VIỆT NÔNG    TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP KIÊN GIANG CTY TNHH EAST-WEST SEED (HAI MŨI TÊN ĐỎ) CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRANG NÔNG SYNGENTA VIETNAM Co Ltd Công ty TNHH CƯỜNG TÂN CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN NAM     CÔNG TY TNHH-SX-TM LƯƠNG NÔNG Công ty TNHH Giống cây trồng Miền Trung Công ty Giống cây trồng Nông Hữu Công ty CP Giống- Vật tư nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG LẠNG SƠN Công ty Giống cây trồng nông lâm nghiệp Đại Thịnh CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Bàn CÔNG TY TNHH GIỐNG CÂY TRỒNG TRUNG NÔNG    TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP ĐỒNG THÁP Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Lào Cai CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY GIỐNG CÂY TRỒNG THÁI BÌNH