BÀI ĐỌC THÊM: Thứ trưởng Ngô Thế Dân, nhà khoa học, nhà quản lý, luôn hướng về nông dân phục vụ.

          BÀI ĐỌC THÊM: 

          Thứ trưởng Ngô Thế Dân, nhà khoa học, nhà quản lý, luôn hướng về nông dân phục vụ.

       Thứ trưởng Ngô Thế Dân sinh năm 1939, trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Năm 1959, học hết cấp 3 ông vào học tại Học viện Nông lâm (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) với mong muốn mang khoa học về với nhà nông, giúp bà con được no đủ .

       Tốt nghiệp Khóa 4 Đại học Nông nghiệp, ông được phân công về làm việc tại Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm; sau đó được cử đi biệt phái tại Ty Nông nghiệp Hà Bắc. Sau 2 năm gắn bó với nông dân, ông quyết định xin cấp trên cho tiếp tục ở lại Hà Bắc. Tại đây, kỹ sư Ngô Thế Dân đã chỉ đạo và trực tiếp tham gia xây dựng thành công bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Hà Bắc, góp phần giúp địa phương hướng xử lý đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tiếp đó, kỹ sư Ngô Thế Dân lại xung phong đi giúp cải tạo những vùng đất bạc màu của tỉnh, vì ở đó đời sống của người dân còn rất khó khăn, lao động vất vả mà sản lượng thu về không cao. Được sự đồng ý của lãnh đạo Ty Nông nghiệp Hà Bắc, ông cùng 15 cán bộ, nhân viên về Hợp tác xã (HTX) Trung Hòa (xã Mai Chung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) trực tiếp giúp bà con nông dân cải tạo đất. Nhờ “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nông dân, sau 2 năm, việc cải tạo đất đã có hiệu quả, sản lượng lúa của HTX tăng từ 3,3 tấn/ha lên 5,6 tấn/ha; HTX Trung Hòa trở thành điển hình, được nhiều địa phương đến nghiên cứu, học tập.

       GS Ngô Thế Dân nhớ lại: “Đó là khoảng thời gian mà tôi cũng như các thành viên đoàn công tác trở thành những nông dân thực thụ, cùng nông dân cày, bừa, cấy hái; gắn bó với bà con như người thân, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của họ, từ đó giúp bà con cải tạo đất, canh tác hiệu quả”.

  1. 1.   Trái tim luôn hướng về nông dân

       Năm 1969, ông được cử đi học nghiên cứu sinh tại Bulgaria. Đó là thời điểm đất nước còn bị chia cắt do chiến tranh. Sau 4 năm nỗ lực học tập, ông trở về nước với tấm bằng tiến sĩ loại ưu và được phân công về công tác tại Viện Nghiên cứu thổ nhưỡng nông hóa, thuộc Bộ Nông nghiệp. Tại đây, ông hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh, sinh viên cao học bảo vệ thành công các đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi… sau đó ông được đề bạt làm Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam. Ông được phong hàm Phó giáo sư năm 1991 và Giáo sư năm 1996.

       Nếu như thời gian làm việc tại Ty Nông nghiệp Hà Bắc, ông “3 cùng” với nông dân, mang lại những mùa vàng bội thu cho bà con thì khi công tác ở Viện Nghiên cứu thổ nhưỡng nông hóa là thời kỳ ông hướng về nông dân trong lĩnh vực mới với những đề tài khoa học cấp Nhà nước, chương trình nghiên cứu cấp Quốc gia, chương trình hợp tác quốc tế… Vẫn là cải tạo đất, nhưng không phải ông trực tiếp cuốc đất, cày ruộng cùng nông dân mà là