BÀI ĐỌC THÊM:: Anh hùng lao động Hoàng Hanh

       

        BÀI ĐỌC THÊM: Anh hùng lao động Hoàng Hanh                 

      Đáp lại lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã thi đua lao động sản xuất, đánh giặc, giành nhiều thắng lợi trên mọi mặt trận. Sau 4 năm phát động phong trào thi đua, năm 1952, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên vinh dự là nơi tổ chức Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (tên gọi lần đầu là “Đại hội các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất”) ở xã Hợp Thành. 

      Ngày 30-4-1952, Đại hội khai mạc tại Hội trường tám mái thuộc xóm Khuôn Lân, xã Hợp Thành. Tham dự đại hội có 154 đại biểu công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang tiêu biểu cho phong trao thi đua trong cả nước.

      Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đến dự.

      Tại đây, 7 anh hùng đầu tiên tiêu biểu cho phong trào thi đua yêu nước của cả nước đã được bầu chọn, gồm 3 Anh hùng Lao động là: Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh và 4 Anh hùng Quân đội là Cù Chính Lan, Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Quốc Trị, La Văn Cầu. Tham dự đại hội còn có đồng chí Xi-Hon và đồng chí Nu Hắc đại diện cho nước bạn Lào.

      Hoàng Hanh quê ở xã Xuân Lạc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là người Công giáo, từng tham gia phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

      Ông sinh ra trong gia đình nghèo, phải đi ở thuê. Sau đó dù có chút ruộng nhưng đời sống vẫn thiếu thốn. Do vậy ông đến năm 34 tuổi mới cưới được vợ. Nhà ông đông con, cả nhà có chín người, trong đó chỉ có hai người trực tiếp canh tác.

      Về trồng trọt Hoàng Hanh trồng lúa, khoai, bông, vừng, lạc, đậu tương... đều vượt mức bình quân chung của toàn dân. Về chăn nuôi ông có trâu, gà, lợn, thỏ, hươu... Ông còn có những sáng kiến trong làm nông nghiệp như về trồng lúa có đào mương để tát nước khi hạn, áp dụng các biện pháp khoa học tiến bộ, cày lặp, ủ phân..., về chăn nuôi cũng có những kinh nghiệm làm chuồng, chăm sóc gia súc gia cầm.

      Nhờ thành tích xuất sắc tăng gia sản xuất, đóng góp nhiều lương thực, thực phẩm cho kháng chiến chống Pháp nên Hoàng Hanh được bình chọn đi dự Đại hội chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và sau đó là Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc ở Tuyên Quang vào năm 1952. Tại Đại hội này, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, được đích thân chủ tịch Hồ Chí Minh trao huân chương, giấy chứng nhận, là một trong ba Anh hùng lao động đầu tiên.

Sau đây là Bản thành tích ông đọc trước Đại hội:

          Thưa Hồ Chủ Tịch,

       Thưa các vị đại biểu và thưa toàn thể Đại hội, 

       Hôm nay tôi được sung sướng nhất đời lên đây trình Hồ Chủ Tịch và Đại hội thành tích tăng gia sản xuất của tôi. Vậy xin thưa Hồ Chủ Tịch, thưa Đại hội, tên tôi là Hoàng Hanh, 64 tuổi, quên quán ở xã Xuân Lạc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, thành phần bấy giờ là trung nông. Trước có tham gia phong trào cách mạng năm 1930/1931 (Xô Viết Nghệ An). Nay có chân trong hai tổ chức nông hội và Liên đoàn công giáo.

       Tôi hồi nhỏ nhà nghèo, phải đi ở thuê, dần dần góp nhặt số tiền công lại mua được ít ruộng xấu để tự cày cấy lấy. Vì nạn sưu cao thuế nặng, phu lại tập dịch nhiều, lại bị khinh rẻ vì dân cày nghèo (khó lấy vợ). Nên năm 34 tuổi tôi mới lấy được vợ. Dưới thời Pháp thuộc mặc dầu tôi hết sức chịu khó làm ăn, cần cù nhưng đời sống vẫn luôn luôn bị thiếu thốn mọi đường, còn về giá trị thì đã nghèo còn ai người ta nhìn đến nữa.

       Từ cách mạng tháng 8, nhờ chế độ dân chủ, nhờ lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, của Chính phủ, của Đảng về tăng gia sản xuất tối đa tích cực nghe theo và làm theo đến nơi đến chốn, nên mức sống của tôi đến nay so với thời Pháp thuộc sung túc hơn nhiều, mà lại còn góp phần vào việc đóng góp cho kháng chiến nữa. Nhà tôi có 9 người nhưng chỉ có 2 người trực tiếp canh tác, 2 còn đi học, 5 còn bé chưa làm được gì.

       VỀ THÀNH TÍCH

       Tôi được nhân dân chọn và bầu làm chiến sĩ đầu tỉnh là nhờ tinh thần thi đua làm ăn của tôi. Một mặt nữa là nhờ sự hướng dẫn và giúp đỡ của Chính phủ, của Đảng, của Nông hội, cũng nhờ sự xây dựng chung của toàn dân nhất là nông dân nên tôi đã có những thành tích dưới đây:

          1. Trồng trọt:

          Lúa: Tôi có 3 mẫu ruộng hạng D, nhưng cày được 2 mẫu 2 sào lúa, vụ mùa 1950 thu hoạch mỗi sào 40kg, năm 1951 thu hoạch mỗi sào 63 kg so với năm ngoái hơn 57% (so với đồng bào cũng vượt 57% - đồng bào thu 40kg)

          Khoai: Tôi trồng được 1 sào, năm 1950 thu được 10 gánh, năm 1951 thu được 13 gánh so với năm ngoái vượt 30%, so cùng đồng bào vượt 40% (đồng bào mỗi sào 9 gánh).

          Bông: Trồng 2 sào bông. Năm 1950, thu hoạch mỗi sào 30kg, năm 1951 thu 50kg, so với năm ngoái hơn 66%, so với đồng bào năm nay vượt 70% (đồng bào được 36kg).

          Vừng: Tôi gieo một sào vừng năm 1950 thu 20kg, so với đồng bào năm nay vượt mức 20% (đồng bào 10kg).

          Lạc: Có 3 sào lạc năm 1950 thu cả thảy được 200kg, năm 1951 thu được 300kg, so với năm ngoái hơn 50%, so với đồng bào năm nay vượt 10%, đồng bào 3 sào được 270%.

          Đậu tương: Tôi trồng hai bên rãnh lạc, bông, vừng, năm 1950 thu được 50kg, 1951 thu được 70kg vượt mức năm ngoái 40%.

          Các hoa lợi trong vườn; Chuối 30 cây, cam 30 cây, mít 13 cây, hồng 11 cây, bưởi 6 cây, cau 60 cây.

          Ngoài ra còn có các thứ rau: cải, diếp, dền vv… đủ ăn quanh năm nhiều khi còn thừa bán. Bốn bên bờ rào tôi trồng dâu để nuôi tằm, vườn của tôi so với đồng bào, không những tốt cây hơn mà lại còn nhiều thứ cây hơn.

          2. Chăn nuôi:

          Trâu: Tôi nuôi 1 con, 3 năm đẻ 2 lứa.

          Gà: 40 con (5 gà trống, 35 gà mái) trung bình mỗi tháng đẻ 600 trứng, 3 mái gà ấp thường xuyên.

Lợn: Một lợn mẹ 25kg, mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6 con, hiện tôi nuôi 7 con lợn.

          Thỏ: Thỏ 2 con mỗi năm đẻ 4 lứa, mỗi lứa 6 con.

          Hươu: Nuôi 1 con, mỗi năm cắt 1 lứa nhung, mỗi cặp bán 20.000 đồng theo giá năm 1950.

          Bồ câu: Mỗi con đẻ 1 năm 3 lứa.

        Tằm: Mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa 10 nong, mỗi nong 7 lạng, mỗi năm thu được 5kg tơ.    

       Tuy vậy trong khi làm tôi cũng gặp rất nhiều trở lực, như ruộng phần nhiều chua, sỏi, khô tát nước cứu hạn hán vv… và tôi vẫn còn mặt khuyết điểm cần bàn là chưa có chương trình kế hoạch gia đình, không học được chính trị, như vậy ảnh hưởng nhiều đến năng xuất canh tác của tôi.

       Nhưng sau một thời gian cố gắng nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm về chuyên môn đã đem áp dụng vào việc thực tế rất có nhiều kết quả, đồng thời tôi đã phổ biến được một ít kinh nghiệm trồng trọt cũng như chăn nuôi cho nhân dân. Xin trình rõ dưới đây:

          Đây là những sáng kiên về cây lúa:

          Nước: Hoàn cảnh canh tác ở địa phương tôi chỉ nhờ vào thiên nhiên, nên thường mất mùa vì hạn hán, hơn nữa không có chỗ để cho nước vào ruộng. Bởi vì thế tôi đã nghĩ ra sáng kiến và vét 1 con mương từ bờ sông theo dọc bờ ruộng dài 1000 thước, ngang 5 tấc tay, sâu 4 tấc, công hết 10 công, phần nhiều làm về buổi sáng trăng, ban ngày còn để thì giờ làm việc khác. Kết quả mương này tưới được 10 mẫu ruộng mà tôi chỉ có 3 sào, còn là ruộng của đồng bào lân cận. Ngoài việc này tôi đắp bờ giữ nước rất cẩn thận, chỉ khi nào trời mưa là tôi vác cuốc ra đồng đắp những chỗ hố mới, đắp hộ cả ruộng của đồng bào nữa.

          Cày bừa: Ruộng tôi thường cày ải 3 lần cày ngang, cày dọc, siêu, còn đồng bào chỉ cày 2 lần. Tôi có sáng kiến cấp lắp đê để giữ đất khỏi khô, như trời tháng 5, tháng 6 đại hán, được trận mưa cấy không kịp nên phải cấy với cấy nửa đường để để đất khỏi khô, sau sẽ cấy dần dần. Về bừa, mỗi ruộng bừa ba lần, mỗi lần 1 lượt.

          Làm cỏ bón phân: Tôi thường làm cỏ 3 lần, lần đầu làm vào lúc lúa bén chân (bỏ phân xong mới làm cỏ). Lần thứ hai lúa con gái, lần thứ ba lúa đòng đòng, đồng thời cũng bỏ cả phân nữa. Ngoài ra sau một trận mưa là cuốc sới. Tôi bỏ mỗi sào 6 gánh phân, ruộng xấu bỏ thêm, nhưng tùy ruộng, ruộng nào “hóc” (tức là chết) tăng đạm lúa thôi bỏ thêm phân hóa học.

          - Cầy cũng như bừa tôi thường làm lấy, không mượn người, thường làm về ban đêm để kịp thời vụ.

          Gieo mạ, chọn giống: Lúc nào tôi cũng chọn 1 sào ruộng tốt hơn cả để reo mạ, cày bừa kỹ càng, đến lúc sắp gieo mạ, tôi tháo nước đi, bỏ phân, cày bừa kỹ lại, đánh luống vừa rồi gieo giống. Một sào tôi bỏ 6 gánh phân, khi gieo thì gieo thưa.

Về ngâm mạ thì đem ngâm cho bén mặt nước, tôi đem về rải ra giữa nong để cho lên hơi cho đều, sáng bỏ vào bô đem ra ngâm, ngâm 3 ngày 3 đêm, mộng nứt đều rồi đem trộn vào phân và khô dầu đem ra ruộng gieo, nhờ khô dầu làm cho mạ được nhuần và mau lên, khi mạ lên rồi thì bỏ phân bắc cho mạ tốt và xanh.

          Làm phân: - Ngoài phân chuồng tôi còn lấy các thứ lá như “bốp bốp” bạc, vàng, bỏ vào chuồng cho trâu đầm ngấu, để 15 ngày lấy ra 1 lần, tưới nước rác và nước tiểu vào, sao trộn lên cẩn thận rồi đem đánh đồng để phân ngấu và đều. Tôi thường có một hố trữ nước tiểu và nước rác để tưới cho phân và các cây cối trong vườn. Có làm chuồng tiêu 2 ngăn, khi nào đi tiêu đầy 1 ngăn rồi tôi đốt hết tất cả những giấy, bỏ thêm tro, rồi trít kín lại, để ủ đấy, khi đi ngoài sẽ đưa ngăn khác, thường thường tôi bỏ thêm đất bột và tro độ 1 tháng đem bón ruộng. Ngoài thứ này tôi còn dùng các thứ khô đậu, lạc, vừng và thường mua phốt phát để bón thêm, tất cả những thứ phân trên dùng đầy đủ nên lúa tốt, bông to và chắc hạt.    

Tóm lại những sáng kiến và kinh nghiệm về nước, phân, cần giống đều quy vào những việc dưới đây:

          - Về nước tôi đã gia công đào được 1 con mương để tát nước khi dài hạn.

          - Đã áp dụng khoa học về phương thức thứ ba của canh nông.

          - Đã có sáng kiến sợ khô đất nên đã biết cầy lập

          - Đã biết dùng cách ủ phân và dùng các thứ phân nên ruộng tốt, lúa chắc.

Do những sáng kiến và kinh nghiệm trên nên tôi đã thu được những thành tích về trồng trọt như đã kể, dưới đây tôi lại xin thưa về kinh nghiệm chăn nuôi:

          Trâu: Thường làm chuồng trông về hướng nam, có phên che cho trâu, khỏi rét, trời nắng che cho mát. Có những gian thấp để trước cho ăn được sạch sẽ, cho thêm muối vẩy vào cỏ cho trâu ăn được nhuận tràng. Khi cầy về nhọc cho ăn khoai hoặc nấu cháo cho trâu ăn để bồi sức, trời nắng thì cầy sớm nghỉ sớm, trời rét thì cầy trưa để khỏi giá trâu.

          Gà: Cho gà ăn cám và nước xà phòng mỗi tháng 3 lần để đề phòng dịch, lấy vỏ trứng gà trộn cám cho gà ăn mau béo và mau đẻ. Gà mẹ lúc già muốn cho béo thì lúc sắp đẻ bóp trứng vào sau đít. Gà thường nên thả vào khoảng 10 giờ vì thả sớm ăn sương hay bị dịch, đổ 10 ngày đốt trong chuồng sạch sẽ.

          Lợn, hươu, thỏ: Làm chuồng về hướng Nam cho mát và sạch.

 

          3. Cách tổ chức sắp đặt trong gia đình:

Trong gia đình tôi có điều kiện phân công làm hằng ngày, có chương trình, trời

 nắng làm việc đồng, mưa kéo sợi, hoặc đan lát, đi làm về mỗi ngày 1 gánh lá ủ làm phân xanh, tối về có kiểm điểm công việc rồi đề ra việc làm ngày mai, có kiểm điểm thi đua và phạt thưởng trong gia đình.

Tất cả những sáng kiến và kinh nghiệm trên đây đã đưa ra nông hội để phổ biến cùng đồng bào, đã được nhân dân hưởng ứng và làm theo tôi, nên mức năng xuất cũng cao lên cả.

          4. Công tác kháng chiến và xã hội:

Tôi ở trong tập đoàn làm tài chính, trong nông hội, trong Liên đoàn Công giáo, năm nay tôi tham gia Ban thuế, tôi đã vận động 50 gia đình đóng thuế nông nghiệp trong 1 tiếng đồng hồ. Ngoài ra tôi còn giúp đỡ đồng bào trong xóm về mặt tăng gia như trâu, bò, giống, vv… Về việc ủng hộ kháng chiến tôi luôn luôn ủng hộ nhiều hơn đồng bào và vận động từng nhà vui lòng ủng hộ. Đồng bào thường gặp sự không may tôi thường giúp đỡ như làm nhà hộ vv… Khi đi đắp bờ giữ nước, tôi thường đắp hộ cả những ruộng bên cạnh, một mặt giúp đỡ, một mặt ruộng mình khỏi háo nước.

       KẾT LUẬN

      Trong thời Pháp thuộc gia đình tôi luôn luôn cặm cụi làm ăn đầu tắt mặt tối mà quanh năm vẫn túng thiếu, không đủ ăn đủ mặc, vì sao vậy, vì bị sưu cao thuế nặng, bị đè nén, thêm vào đấy là phong tục tập quán phong kiến kìm hãm làm ăn.

       Trái lại dưới chế độ dân chủ nhân dân, được rộng rãi tự do phát triển tài năng, lại được Hồ Chủ Tịch chú ý dậy bảo dân tăng gia sản xuất, đặc biệt chú trọng đến quyền lợi của nhân dân lao động, vạch kế hoạch cho dân tăng gia sản xuất, hơn thế nữa được cán bộ địa phương nhất là Nông hội chỉ dẫn cách thức làm ăn, trồng trọt chăn nuôi. Nhờ vậy nên tôi đã được những thành tích trên và gia đình được no đủ vào bậc trung nông hạng khá.

       Về tinh thần và địa vị xã hội thì trước đây tôi không ai biết mà còn bị người khinh rẻ. Ngày nay nhờ sự làm ăn mà nhân dân yêu mến nên đã cử làm chiến sĩ tỉnh và được cử đi dự Hội nghị tổng kết nông hội Trung ương, nay lại được đến dự Đại hội toàn quốc tôi thấy thật là vinh dự cho tôi, cho gia đình tôi, cho nhân dân và địa phương tôi. Tôi nguyện khi ra về sẽ tích cực làm hơn nữa, đồng thời phổ biến kinh nghiệm cho đồng bào để làm cho phong trào thi đua tăng gia sản xuất tiến bộ thêm để xứng đáng với sự săn sóc của Hồ Chủ Tịch, Chính phủ, Đảng và Nông hội.

       
   

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

      Anh hùng Lao động       Hồ Chủ tịch tại Đại hội Chiến sỹ thi đua

          Hoàng Hanh                        toàn quốc Lần thứ nhất.

 

 

 

 

Thư viện ảnh
HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trang nong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trung Nong Hai duong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trung tam giong Nông nghiep Ca Mau HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Hung Yen HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Bac Ninh HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Bac Lieu HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Cuong Tan HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Son La HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trung uong Phu Tho HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Kien giang HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Dong nam Ben Tre HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Dong Nai Quang ninh 13 Nghe an VT HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Ha Nam HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV BVTV SG HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Hue Viet Nong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Nam Thai Son HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Cong ty TNHH VTNN Hong Quang HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Vinh Hoa Luong nong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Bac Giang
» ĐỘI VĂN NGHỆ THAIBINHSEED BIỂU DIỄN
» Đội văn nghệ THAIBINHSEED biểu diễn tại Đại hội 4 HH
» Thực Phẩm Biến Đổi Gen Và Những Tranh Cãi Không Hồi Kết?
» THU HOẠCH LÚA
» THU HOẠCH KHOAI LANG Ở GIA LAI
» Tranh cãi trên toàn cầu về cây trồng biến đổi gen
» Cây trồng biến đổi gen: Thế giới của Moánto
» Cây trồng biến đổi gen: Lợi và hại
» Giới thiệu Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai
» Giới thiệu Công ty CP giống cây trồng Nha Hố
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P1
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P2
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P3
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội TM giống cây trồng Miền núi Phía Bắc 1
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Bài hát Mùa xuân trên TP HCM. Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Dòng máu Lạc Hồng, Công ty CP nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam
» Giao lưu văn nghê Chi hôị GCT Miên núi phía Băc. Doàn BăcNinh: Quan họ
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội Miền núi phía Bắc
» Kỹ thuật trồng lúa của Thai Lan
» Sản xuất giống lúa thuần vùng Duyên hải Nam Trung bộ
» Sản xuất gióng lúa
Văn bản Hỏi đáp
Tiện ích
Liên kết website
Thống kê
  • Trực tuyến: 27
  • Lượt xem theo ngày: 8443
  • Lượt truy cập: 1733157
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIỐNG CÂY TRỒNG GIA LAI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIỐNG CÂY TRỒNG GIA LAI TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN KON TUM TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP TRÀ VINH CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ GIANG. ĐC Số 413, Đường Trần Phú, TP Hà Giang. ĐT 219-3868719.  Giám đốc: Ông Hoàng Minh Lợi  TRUNG TAM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI ĐĂK LĂK TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG BÌNH ĐỊNH TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI QUẢNG NGÃI TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP TRÀ VINH TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN KON TUM TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI QUẢNG NGÃI TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG BÌNH ĐỊNH TRUNG TAM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI ĐĂK LĂK CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ GIANG. ĐC Số 413, Đường Trần Phú, TP Hà Giang. ĐT 219-3868719.  Giám đốc: Ông Hoàng Minh Lợi  CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP SƠN LA. ĐC Tiểu khu 3 , Thị trấn Hát Lót, Huyện Mai Sơn, T.Sơn La. ĐT  0223.843053.Giám đốc: Ô. Nguyễn Hữu Lâm TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO BẾN TRE. Hương lộ 173,  Ấp Phước Thạnh, Xã Tam Phước H. Châu Thành, Bến Tre. ĐT 075 3 860 345. GĐ Bà Trần Thanh Tâm CÔNG TY CP VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC GIANG. ĐC:Số 1, Lý Thái Tổ, TP. Bắc Giang. ĐT(0240)3854389. TGĐ: Ô.Nguyễn Khang. PTGĐ: Ô.Đặng Văn Trung   CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG QUẢNG NINH CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG CAO BẰNG TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP CÀ MAU. Địa chỉ: Ấp Năm Đảm, Xã Lương Thế Trân, Huyện Cái Nước, Cà Mau. ĐT: 0780. 3 888 588. Giám đốc: Ông Phạm Văn Mịch
DANH SÁCH HỘI VIÊN CHÍNH THỨC ĐẾN NGÀY 10/9/2013  CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG ĐÔNG NAM CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG LẠNG SƠN CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN NAM     CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM CÔNG TY TẬP ĐOÀN GIỐNG CÂY TRỒNG VIỆT NAM CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH CÔNG TY CP XNK NAM THÁI SƠN      CÔNG TY TNHH VIỆT NÔNG    CÔNG TY TNHH-SX-TM LƯƠNG NÔNG Công ty CP Giống- Vật tư nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam Công ty Giống cây trồng Nông Hữu Công ty Giống cây trồng nông lâm nghiệp Đại Thịnh Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Bàn Công ty TNHH CƯỜNG TÂN Công ty TNHH Giống cây trồng Miền Trung CTY TNHH EAST-WEST SEED (HAI MŨI TÊN ĐỎ) SYNGENTA VIETNAM Co Ltd TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIÊP HẬU GIANG Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Lào Cai CÔNG TY TẬP ĐOÀN GIỐNG CÂY TRỒNG VIỆT NAM CÔNG TY CP XNK NAM THÁI SƠN       CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG ĐÔNG NAM CÔNG TY TNHH VIỆT NÔNG    TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP KIÊN GIANG CTY TNHH EAST-WEST SEED (HAI MŨI TÊN ĐỎ) CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRANG NÔNG SYNGENTA VIETNAM Co Ltd Công ty TNHH CƯỜNG TÂN CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN NAM     CÔNG TY TNHH-SX-TM LƯƠNG NÔNG Công ty TNHH Giống cây trồng Miền Trung Công ty Giống cây trồng Nông Hữu Công ty CP Giống- Vật tư nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG LẠNG SƠN Công ty Giống cây trồng nông lâm nghiệp Đại Thịnh CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Bàn CÔNG TY TNHH GIỐNG CÂY TRỒNG TRUNG NÔNG    TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP ĐỒNG THÁP Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Lào Cai CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY GIỐNG CÂY TRỒNG THÁI BÌNH